Trong Đông y, đây là một loại thực phẩm vàng vào mùa lạnh với nhiều giá trị dinh dưỡng.
Trong 100g củ từ có 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa polysaccharide, diosgenin và các thành phần khác.
Dưới đây là những lợi ích của củ khoai từ (củ từ) đối với sức khỏe mà ít người biết.
Tốt cho não bộ
Trong củ từ có chứa hợp chất diosgenin, chất có khả năng thúc đẩy tăng trưởng các tế bào thần kinh não bộ và giúp não luôn khỏe mạnh. Hơn nữa, diosgenin còn giúp cải thiện trí nhớ và tư duy. Do vậy, bạn có thể sử dụng củ khoai từ để cải thiện và tăng cường chức năng não bộ hiệu quả.
Chống ung thư
Thành phần của củ từ có chứa nhiều vitamin C, một lượng nhỏ vitamin A và cả beta carotene. Những chất này đều là những chất chống oxy hóa mạnh và cần thiết đối với cơ thể.
Các chất oxy hóa này có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể, từ đó hạn chế sự hình thành và phát triển của các tế bào gây ung thư.
Kiểm soát đường huyết
Sử dụng lượng vừa đủ, củ khoai từ với lượng kali dồi dào giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Ngoài ra, kali còn giúp ngăn chặn tình trạng cao huyết áp và giúp hạ đường huyết.
Cải thiện hệ tiêu hoá
Củ từ chứa nhiều chất xơ và vitamin, những chất đóng vai trò quan trọng giúp ổn định hệ tiêu hoá. Thường xuyên ăn củ từ sẽ giúp bạn ngăn chặn các triệu chứng thường gặp về hệ tiêu hoá như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá một cách hiệu quả.
Những loại rau, củ giúp hạ đường huyết
Ngoài củ từ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số loại rau củ quả dưới đây để hỗ trợ giảm đường huyết
Mướp đắng
Nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Liên ngành, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Cao đẳng Công giáo Malankara (Ấn Độ) cho thấy, polypeptide-p có trong mướp đắng có chức năng tương tự như insulin, một loại hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, người tiểu đường nên ăn mướp đắng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng. Đồng thời theo dõi đường huyết thường xuyên để đảm bảo tình trạng sức khỏe được kiểm soát tốt.
Cà rốt
Cà rốt chứa ít carb và mang lại những lợi ích sức khỏe khác cho người đường huyết cao. Trong 100 gram cà rốt chứa khoảng 10 gram carbohydrate. Cà rốt cũng có nhiều chất xơ, rất quan trọng đối với người mắc bệnh đái tháo đường vì nó giúp chúng ta no lâu hơn và không làm tăng lượng đường trong máu.
Bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin E, có thể thúc đẩy sự hình thành và bài tiết insulin trong cơ thể và điều chỉnh quá trình chuyển hóa glucose. Ngoài ra, tiêu thụ bắp cải thường xuyên cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường đó là bệnh võng mạc và bệnh tim.
Bông cải xanh
Súp lơ xanh, loại rau thuộc họ cải có thể tạo ra hợp chất sulforaphane. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine khẳng định hợp chất này có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói ở những người có vấn đề về đường huyết. Các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ của các tác động tương tự như metformin – loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Một phân tích khác cũng phát hiện súp lơ xanh cải thiện tình trạng kháng insulin. Kháng insulin xảy ra khi các tế bào của cơ thể không phản ứng tốt với insulin và không thể dễ dàng hấp thụ glucose từ máu.
Rau lang
Các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giảm tình trạng tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, quercetin kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, gây tăng tiết insulin. Kết quả là, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, làm giảm khả năng kháng insulin, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.
Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin mà ở lá già không có chất này. Vì thế, người bệnh đái tháo đường có thể dùng ngọn rau lang để ăn như là một phương thuốc bảo vệ sức khỏe của mình.