Quan hệ bằng miệng là hành vi quan hệ tình dục mang lại những trải nghiệm mới mẻ. Song nếu oral sex không an toàn, bạn có thể đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục hoặc những vấn đề sức khỏe khác.
Vậy quan hệ bằng miệng với người bị HIV mà lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không sau khi quan hệ bằng miệng với người nhiễm HIV? Câu trả lời là có nhưng tỷ lệ rất thấp!
Việc nuốt tinh trùng có chứa vi rút HIV không làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh bởi sau khi nuốt tinh trùng, axit dạ dày của bạn sẽ phá hủy bất kỳ loại vi rút trong đó. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, vi rút HIV tồn tại trong tinh dịch của người bệnh. Nên khi bạn nuốt tinh trùng mà trong cổ họng, lưỡi hoặc miệng đang có các vết thương hở, vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV. Ngoài ra, việc nuốt tinh trùng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác như viêm gan B, mụn rộp sinh dục,…
Bạn không nên đánh răng ngay trước khi quan hệ tình dục bằng miệng, bởi vì thông thường việc đánh răng có thể gây chảy máu. Nếu bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng thường xuyên và thăm khám răng miệng định kỳ thì khả năng tinh dịch xâm nhập vào máu thông qua đường nướu là rất thấp.
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ?
Nuốt tinh trùng có bị HIV không? Khả năng nuốt tinh trùng có bị lây HIV không còn tùy thuộc vào các tình huống khác nhau. Tỷ lệ lây nhiễm HIV sau khi nuốt tinh trùng là rất thấp nếu:Có sử dụng PrEP: Nếu bạn có sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị lây nhiễm thì không có gì phải lo lắng. Theo nghiên cứu, PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục tới 99%
Tải lượng vi rút không có: Nếu tải lượng vi rút trong tinh dịch không có thì bạn có thể yên tâm không bị lây HIV khi quan hệ bằng miệng
Dùng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng: Tất nhiên đây là biện pháp an toàn bảo vệ bạn nên không có gì đáng ngại tình huống này. Nếu bao cao su bị thủng hay bị trượt thì khả năng rủi ro cũng rất thấp
Nếu chỉ là tiền xuất tinh (precum): Dịch của pre-cum không mang HIV và nguy cơ sẽ thấp hơn so với việc nuốt tinh dịch do pre-cum chỉ có lượng chất lỏng đơn thuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khả năng nhiễm HIV vẫn có nếu người thực hiện quan hệ bằng miệng bị thương ở nướu hay cổ họng bị loét.
Nếu nhổ tinh trùng mà không nuốt: Màng nhầy trong miệng càng ít tiếp xúc với tinh dịch có chứa HIV, khả năng vi rút truyền qua máu càng thấp. Việc nhổ tinh trùng sẽ giảm rủi ro nếu bạn nhanh chóng hạn chế tiếp xúc với nó
Nếu chỉ nuốt một lần: Mặc dù một lần cũng có khả năng bị lây nhiễm, nhưng tỷ lệ cũng rất thấp so với việc thường xuyên nuốt tinh dịch có chứa vi rút
Dùng thuốc kháng vi-rút sau đó (PEP): Post-exposure prophylaxis là sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. PEP có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV từ các hoạt động quan hệ tình dục. Bạn nên sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi sau khi tiếp xúc.
Các phương pháp ngăn ngừa
Để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục, bạn và đối tác có thể cởi mở và bàn luận với nhau để có những phương pháp quan hệ tình dục an toàn như:
Sử dụng bao cao su và các phương pháp bảo vệ khác
Việc sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác như màn chắn miệng,… luôn cần được ưu tiên để không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm HIV mà còn phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm tình dục STDs khác như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai,…
Sử dụng thuốc kháng sinh ART, PrEP và PEP
Có một số loại thuốc để giúp ngăn ngừa truyền nhiễm HIV mà bạn có thể tham khảo như:ART: Người nhiễm HIV có thể điều trị bằng thuốc kháng vi -rút, hoặc ART, để giúp họ giữ sức khỏe và ngăn ngừa lây truyền HIV. Hầu hết những người dùng theo thuốc kê đơn của bác sĩ có thể giúp giảm tải lượng vi rút của họ xuống mức không thể phát hiện.
PrEP: Đây là loại thuốc mà người âm tính với HIV có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 99%
PEP: Cơ chế hoạt động của thuốc có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi cơ thể tiếp xúc các yếu tố với người bệnh trong vòng 72 giờ.
Giữ vệ sinh răng miệng
Các vết thương hở hay vết lở loét trong miệng có thể dẫn đến nhiễm HIV qua đường máu. Vì vậy bạn nên thực hành vệ sinh răng miệng hằng ngày và tránh đánh răng mạnh có thể khiến nướu của bạn bị chảy máu.
Hạn chế nuốt tinh trùng
Bạn có thể quan hệ bằng miệng và nhổ ra thay vì nuốt tinh trùng để giảm tỷ lệ khả năng bị nhiễm HIV.
Thường xuyên kiểm tra STIs
Các bệnh lây qua đường tình dục STIs cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Vì vậy bạn và đối tác nên được kiểm tra thường xuyên các bệnh STIs. Để được phát hiện sớm, điều trị STIs kịp thời và có thể giảm nguy cơ biến chứng sau này
Nếu lỡ mang thai thì có truyền HIV cho em bé?
Nếu bạn lỡ mang thai khi quan hệ với người nhiễm HIV, em bé vẫn có thể bị ảnh hưởng, nhưng các phương pháp điều trị có thể làm giảm nguy cơ truyền nhiễm HIV cho em bé xuống dưới 1 %
Bạn có thể thăm khám và tư vấn với bác sĩ để sử dụng thuốc ART phòng ngừa HIV trong quá trình mang thai và sinh nở, cũng như thuốc HIV trong 4 đến 6 tuần sau khi sinh.
Lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn hãy nên dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường nào. Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho mình liệu nuốt tinh trùng có bị lây HIV không vì sức khỏe tình dục bản thân và đối tác!