Ngoài xét nghiệm máu, bạn có thể thực hiện test HIV bằng nước bọt tại nhà để biết mình có bị nhiễm virus HIV hay không. Xét nghiệm HIV thường xuyên đối với các đối tượng có nguy cơ cao là bước quan trọng để người bệnh được điều trị và chăm sóc đúng cách, tránh lây nhiễm cho người khác.
Dưới đây là các thông tin bạn cần biết về phương pháp xét nghiệm HIV bằng dịch miệng, bao gồm độ chính xác, cách thực hiện, cách đọc kết quả và khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Test HIV bằng nước bọt là gì?
Test HIV bằng nước bọt là phương pháp kiểm tra nhanh nhằm phát hiện các kháng thể HIV trong dịch miệng của người được xét nghiệm. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, có thể thực hiện tại nhà, đơn giản, tiết kiệm và an toàn.
Ai nên xét nghiệm HIV tại nhà?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13 đến 64 nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời.
Những người có các yếu tố nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Bạn nên đi xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần nếu:Bạn là nam quan hệ tình dục đồng giới (Men Sex Men – MSM)
Bạn đã quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với người nhiễm HIV
Bạn có nhiều hơn một bạn tình kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng của mình
Bạn đã dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích ma túy với người khác
Bạn quan hệ tình dục không lành mạnh với nhiều người (đối tượng hành nghề mại dâm)
Bạn đã được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
Bạn đã được chẩn đoán hoặc điều trị bệnh viêm gan hoặc bệnh lao
Bạn đã quan hệ tình dục với người đã làm bất cứ điều gì được liệt kê ở trên hoặc với người mà bạn không biết lịch sử tình dục của họ.
Cách test HIV bằng nước bọt
Xét nghiệm nhanh HIV bằng nước bọt được thực hiện với bộ kit xét nghiệm HIV tại nhà OraQuick. Mỗi bộ bao gồm một que thử, một ống dung dịch xét nghiệm, một giá đỡ và một tờ hướng dẫn sử dụng.
Cách xét nghiệm HIV bằng dịch miệng được tiến hành như sau:
– Xé bao bì sản phẩm. Lấy và mở nắp ống nghiệm. Đặt ống nghiệm lên giá đỡ.
– Lấy que thử ra khỏi bao bì, lưu ý tránh chạm tay vào phần phết mẫu.
– Đưa đầu que thử lên nướu hàm trên, ấn mạnh và quét nướu hàm trên một lần, sau đó quét nướu hàm dưới một lần.
– Sau khi lấy mẫu (nước bọt), bạn đặt que thử vào ống dung dịch và chờ đọc kết quả trong vòng 15 – 20 phút. Lưu ý, kết quả xét nghiệm sau 40 phút có thể thiếu chính xác.
Chỉ có 1 vạch ở C và không có vạch nào ở T: Kết quả là âm tính
Xuất hiện cả 2 vạch ở C và T, kể cả vạch mờ: Kết quả là dương tính
Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HIV bằng dịch miệng
Kết quả xét nghiệm âm tính
Điều này có nghĩa là trong máu của bạn không có mặt các kháng thể chống virus HIV. Dù vậy, chưa thể chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm HIV. Ở giai đoạn cửa sổ, cơ thể người bệnh đã mang virus HIV, nhưng chưa sinh ra đủ kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường.
Do đó, nếu bạn thực hiện xét nghiệm HIV sau khi có nguy cơ phơi nhiễm HIV và có kết quả âm tính, hãy xét nghiệm lại sau đó một khoảng thời gian. Theo CDC, xét nghiệm kháng thể thường có thể phát hiện HIV từ 23 đến 90 ngày sau khi phơi nhiễm.
Kết quả xét nghiệm dương tính
Điều này có nghĩa là đã phát hiện các kháng thể chống virus HIV trong máu của bạn. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm tiếp theo nhằm xác nhận cụ thể hơn trước khi đưa ra chẩn đoán và điều trị.
Test HIV bằng nước bọt có chính xác không?
Test HIV bằng nước bọt được đánh giá là có độ chính xác khá cao. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), độ nhạy của xét nghiệm HIV tại nhà OraQuick (tức tỷ lệ phần trăm cho kết quả dương tính khi có HIV) rơi vào khoảng 92%. Điều này có nghĩa là cứ 12 kết quả xét nghiệm ở những người nhiễm HIV thì sẽ có một kết quả âm tính giả.
Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy hiệu suất dự kiến đối với độ đặc hiệu của xét nghiệm này (tức là tỷ lệ phần trăm cho kết quả âm tính khi không có HIV) là 99,98%. Điều này có nghĩa là cứ 5.000 kết quả xét nghiệm ở những người không bị nhiễm bệnh thì sẽ có một kết quả dương tính giả.
Để có được kết quả chính xác, người bệnh cần mua bộ kit test HIV bằng nước bọt tại các nhà phân phối, đại lý hay nhà thuốc uy tín để đảm bảo sản phẩm chính hãng, đạt chuẩn. Đồng thời, cần đọc kỹ vào làm theo hướng dẫn sử dụng. Ngay cả khi bạn đã làm những điều này, vẫn có tỷ lệ nhỏ cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính giả. Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu cần sự hỗ trợ hoặc thắc mắc về kết quả xét nghiệm của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?
Bệnh HIV có chữa được không? Những điều cần biết khi nhiễm HIV
Tác giả: Dung Nguyễn Cập nhật: 4 ngày trước
Thông tin kiểm chứng bởi Đài Trương
BÀI VIẾT KẾ TIẾP
Giải đáp: Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ?
Các phương pháp ngăn ngừa
Nếu lỡ mang thai thì có truyền HIV cho em bé?
Quan hệ bằng miệng là hành vi quan hệ tình dục mang lại những trải nghiệm mới mẻ. Song nếu oral sex không an toàn, bạn có thể đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Vậy quan hệ bằng miệng với người bị HIV mà lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?
Lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không sau khi quan hệ bằng miệng với người nhiễm HIV? Câu trả lời là có nhưng tỷ lệ rất thấp!
Việc nuốt tinh trùng có chứa vi rút HIV không làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh bởi sau khi nuốt tinh trùng, axit dạ dày của bạn sẽ phá hủy bất kỳ loại vi rút trong đó. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy, vi rút HIV tồn tại trong tinh dịch của người bệnh. Nên khi bạn nuốt tinh trùng mà trong cổ họng, lưỡi hoặc miệng đang có các vết thương hở, vi rút sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV. Ngoài ra, việc nuốt tinh trùng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác như viêm gan B, mụn rộp sinh dục,…
Bạn không nên đánh răng ngay trước khi quan hệ tình dục bằng miệng, bởi vì thông thường việc đánh răng có thể gây chảy máu. Nếu bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng thường xuyên và thăm khám răng miệng định kỳ thì khả năng tinh dịch xâm nhập vào máu thông qua đường nướu là rất thấp.
>>> Tìm hiểu thêm: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ?
Nuốt tinh trùng có bị HIV không? Khả năng nuốt tinh trùng có bị lây HIV không còn tùy thuộc vào các tình huống khác nhau. Tỷ lệ lây nhiễm HIV sau khi nuốt tinh trùng là rất thấp nếu:Có sử dụng PrEP: Nếu bạn có sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị lây nhiễm thì không có gì phải lo lắng. Theo nghiên cứu, PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục tới 99%
Tải lượng vi rút không có: Nếu tải lượng vi rút trong tinh dịch không có thì bạn có thể yên tâm không bị lây HIV khi quan hệ bằng miệng
Dùng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng: Tất nhiên đây là biện pháp an toàn bảo vệ bạn nên không có gì đáng ngại tình huống này. Nếu bao cao su bị thủng hay bị trượt thì khả năng rủi ro cũng rất thấp
Nếu chỉ là tiền xuất tinh (precum): Dịch của pre-cum không mang HIV và nguy cơ sẽ thấp hơn so với việc nuốt tinh dịch do pre-cum chỉ có lượng chất lỏng đơn thuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khả năng nhiễm HIV vẫn có nếu người thực hiện quan hệ bằng miệng bị thương ở nướu hay cổ họng bị loét.
Nếu nhổ tinh trùng mà không nuốt: Màng nhầy trong miệng càng ít tiếp xúc với tinh dịch có chứa HIV, khả năng vi rút truyền qua máu càng thấp. Việc nhổ tinh trùng sẽ giảm rủi ro nếu bạn nhanh chóng hạn chế tiếp xúc với nó
Nếu chỉ nuốt một lần: Mặc dù một lần cũng có khả năng bị lây nhiễm, nhưng tỷ lệ cũng rất thấp so với việc thường xuyên nuốt tinh dịch có chứa vi rút
Dùng thuốc kháng vi-rút sau đó (PEP): Post-exposure prophylaxis là sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. PEP có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV từ các hoạt động quan hệ tình dục. Bạn nên sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi sau khi tiếp xúc.
>>> Đọc thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng?
Các phương pháp ngăn ngừa
Để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục, bạn và đối tác có thể cởi mở và bàn luận với nhau để có những phương pháp quan hệ tình dục an toàn như:
Sử dụng bao cao su và các phương pháp bảo vệ khác
Việc sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác như màn chắn miệng,… luôn cần được ưu tiên để không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm HIV mà còn phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm tình dục STDs khác như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai,…
>>> Tìm hiểu: Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?
Sử dụng thuốc kháng sinh ART, PrEP và PEP
Có một số loại thuốc để giúp ngăn ngừa truyền nhiễm HIV mà bạn có thể tham khảo như:ART: Người nhiễm HIV có thể điều trị bằng thuốc kháng vi -rút, hoặc ART, để giúp họ giữ sức khỏe và ngăn ngừa lây truyền HIV. Hầu hết những người dùng theo thuốc kê đơn của bác sĩ có thể giúp giảm tải lượng vi rút của họ xuống mức không thể phát hiện.
PrEP: Đây là loại thuốc mà người âm tính với HIV có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 99%
PEP: Cơ chế hoạt động của thuốc có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi cơ thể tiếp xúc các yếu tố với người bệnh trong vòng 72 giờ.
Giữ vệ sinh răng miệng
Các vết thương hở hay vết lở loét trong miệng có thể dẫn đến nhiễm HIV qua đường máu. Vì vậy bạn nên thực hành vệ sinh răng miệng hằng ngày và tránh đánh răng mạnh có thể khiến nướu của bạn bị chảy máu.