Cánh mày râu hối hận những cơ hội “ngon ăn” bỏ qua, các phu nhân tiếc nuối những gì phung phí.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas và Đại học California đã rút ra kết luận từ công trình nghiên cứu về đời sống tình dục công dân Mỹ.
Thẩm định sự thật, mọi người tiếc nuối gì trong hoạt động thầm kín của bản thân, các nhà khoa học thuộc hai Đại học Mỹ đã rút ra, giữa hai giới có sự khác biệt rất lớn về chủ đề này.
Đàn bà phung phí, đàn ông khờ dại…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các phu nhân phần nhiều cảm thấy lương tâm bị cắn rứt vì lý do mất trinh với đối tác không thích hợp, bội tình đối tác đương kim hoặc đối tác trước đó và bắt đầu hoạt động tình dục quá sớm.
Các phu quân có những ưu tiên hoàn toàn khác. Thường họ tiếc nuối những tình huống, bản thân quá rụt rè và nhút nhát, không tận dụng cơ hội cưa đổ nữ đối tác tiềm năng đồng thời đau khổ vì lỡ bỏ qua quá nhiều cuộc phiêu lưu tình ái, thời trai trẻ và những năm tháng còn là “lính phòng không”.
Ngoài ra công trình nghiên cứu còn chứng tỏ, phái đẹp thường tiếc nuối nhiều hơn đàn ông vì đã từng làm tình với những đối tác kém hấp dẫn về thể chất và nhìn chung hối hận vì đã tham gia nhiều cuộc phiêu lưu tình ái .
Có chi tiết thú vị: Kết quả tương tự cũng nhận được cả từ những đối tượng được nghiên cứu thuộc cộng đồng heterosexual (dị tính luyến ái), besexual (song tính luyến ái) và homosexual (đồng tính luyến ái).
Hợp với quy luật tiến hóa?
Các nhà nghiên cứu khẳng định, kết quả trên hoàn toàn hợp lý theo nhãn quan tiến hóa tự nhiên.
Tình yêu bao gồm những ký ức đẹp và cả những sự tiếc nuối.
“Thuần túy dưới góc độ tiến hóa, mỗi cơ hội thực hành sex với nữ đối tác mới đối với cánh mày râu là mất mát cơ hội tái sản xuất nòi giống tiềm năng. Tuy nhiên trong trường hợp phái đẹp, tái sản xuất đòi hỏi sự hy sinh lớn hơn, nếu đứa con xuất hiện, phải gộp lại ở đây 9 tháng mang thai và giai đoạn dài cho con bú.
Hệ quả của phiêu lưu tình ái với phái đẹp nghiêm trọng hơn hẳn phái mày râu và xem ra, thực tế này hình thành nền tảng cảm xúc và cách tiếp cận sex khác biệt của hai giới”- GS. Martie Haselton, đồng tác giả công trình bình luận.